2/11/08

sự tương hợp giữa các địa chi và thiên can (2)

Sự hợp hóa của thiên can biểu lộ một sự kết hợp nghiêng về một ngũ hành, một sự hội họp hay liên doanh khi xảy ra trong vận. Ý nghĩa của Can hợp chính là tâm tính của bản thân, như một "thiên mệnh" hoặc "nghiệp báu".
  • Giáp-Kỷ hợp trung chính, độ lượng.
  • Ất-Canh hợp nhân nghĩa, vị tha.
  • Bính-Tân hợp nhục dục, đầy sức sống.
  • Đinh-Nhâm hợp trung kiên, nghĩa khí.
  • Mậu-Quý hợp vô tình, hời hợt.
Mỗi một loại hợp trên đều có thể hóa khí mới trong điều kiện cho phép của mùa sinh và tâm tính hợp hóa đó chỉ xảy ra khi trải qua đại vận mang hành hóa mới. Thí dụ Ất-Canh hợp hóa Kim thành công trong trụ, đến vận Canh, Tân là cao điểm để thực nghiệm lòng vị tha và trung thành. Ngược lại, đối với hôn nhân lại có thể là thời điểm gãy đổ, ly thân hoặc ly dị.

Các chi hợp hóa thành công hay không cũng do mùa sinh. Thìn hợp Tỵ chỉ hóa Thủy vào mùa đông hàn khí tụ. Nếu có lục hợp này trong mùa hạ thì khi vào vận Nhâm, Quý, sự hóa hợp mới thành hình. Hỏa khí mới của Dần-Ngọ-Tuất rất yếu trong mùa đông, nhưng không phải là sự hình thành này không có ích lợi. Đến vận Bính, Đinh sẽ phát triển được sức mạnh này.

Khi kết hợp thành công sẵn trong tứ trụ, hành hóa khí mới sẽ đại diện cho 10 thần (Tài, Quan, Ấn, Tỷ, Thực). Vấn đề là khía cạnh nào của đời sống được thăng hoa hay bị xâm phạm tùy vào sự vượng hay nhược hay nhật chủ.

Chủ chốt của vấn đề hợp hóa còn do trụ mà Can hay Chi hợp. Nếu là trụ năm và trụ tháng thì việc xảy ra đối với gia đình, ông bà, cha mẹ, anh em ruột. Xảy ra ở trụ ngày là nói đến chồng, vợ, nhà ở và chính bản thân. Tại trụ giờ là liên hệ đến công việc, sự nghiệp và con cái.

Nếu Kiêu, Ấn bị ảnh hưởng bởi sự hợp hóa, vấn đề sức khỏe của bản thân hay cha mẹ ông bà sẽ xảy ra. Tỷ hoặc Kiếp được hình thành thì vào vận hóa sẽ có nhiều cuộc hội họp và bạn bè mới. Tài vận mà gặp hóa hợp thuận lợi thì sẽ có cơ hội phát tài. Nhưng phải nghĩ rằng nếu hành hóa mới là kỵ thần phá hoại thì có nguy cơ phá sản, các dự án không thành hình hoặc tang chế trong gia đạo.

sự tương hợp giữa các địa chi và thiên can (1)

Tương tự như xự xung khắc giữa 2 Can, khi 2 hoặc 3 Chi hợp với nhau, môn dự đoán qua tứ trụ nói đến sự liên đới của chúng như một tuần hoàn tự nhiên đại diện cho các khía cạnh của đời sống con người. Những khía cạnh đó được phân loại qua 10 thần (ten gods). Những "vị thần" này không phải Chúa, Thượng đế hoặc thần thánh nào cả, mà chỉ những đại diện cho các mặt đời sống của con người qua sự liên hệ từ Can ngày mà ra.

Những điều cần nắm căn bản về sự hợp lại của Can hoặc Chi:
  • Chỉ có 2 Can hợp với nhau hoặc hợp giữa 2 hoặc 3 Chi.
  • Không có việc Can hợp Chi hoặc Chi hợp Can.
  • CHI hợp mạnh hơn Can hợp.
  • CAN hợp với nhau chỉ xem như ở bề mặt và nông cạn.
  • Trong tứ trụ và vận hạn, khi xảy ra vừa có Chi hợp và Can hợp, sức mạnh nghiêng về loại Chi hợp.
  • Tam hội của Chi và Tam hợp mạnh hơn Lục hợp.
  • Sự tương hợp giữa các chi hoặc can không phải lúc nào cũng tốt. Nếu nhật chủ không thể chuyển sức mạnh của chúng thành hiện thực thì sẽ lĩnh hậu quả tai hại, bị lạm dụng, quấy rầy không yên. Đó là nói đến thân quá nhược hoặc ngũ hành của sự hợp hóa kia có tác hại đến dụng thần.
  • Gọi là bán tam hợp hay bán tam hội khi chỉ có 2 chi trong tam hợp hoặc tam hội được hình thành và chỉ có tác dụng khi chi thứ ba xuất hiện trong đại vận hoặc lưu niên. Khi có lực Xung xảy ra đồng thời trong tứ trụ, bán tam hợp không chế ngự được Xung hoàn toàn, trừ khi ngũ hành của sự hợp hóa là vượng khí làm cản trở lực Xung.
  • Sự hợp hóa của thiên can và địa chi nếu không có gốc là khí vượng trong mùa sinh thì sự hợp hóa yếu kém, không thành tựu. Giải thích dễ hiểu nhất cho việc hợp hóa có gốc hay không này là thành ngữ "mưu sự tại thiên, thành sự tại nhân". Có nghĩa là nhân tố quyết định cho mọi sự thành công, dù là chính hay thiên, đều nằm ở nhân nguyên là Can tàng trong Chi.
1. Tam hợp dụng ngũ hành mạnh nhất. Chỉ có 4 hành hội tụ, không có hành Thổ.
  • Thân-Tí-Thìn, hành Thủy
  • Hợi-Mão-Mùi, hành Mộc
  • Dần-Ngọ-Tuất, hành Hỏa
  • Tỵ-Dậu-Sửu, hành Kim
2. Tam hội dụng mùa mạnh nhất.
  • Dần-Mão-Thìn, mùa Xuân
  • Tỵ-Ngọ-Mùi, mùa Hạ
  • Thân-Dậu-Tuất, mùa Thu
  • Hợi-Tý-Sửu, mùa Đông
3. Lục hợp dụng sức mạnh của thiên can có thể hóa ngũ hành được hợp nhất trừ 2 chi Ngọ-Mùi
  • Tý-Sửu > Thổ
  • Dần-Hợi > Mộc
  • Mão-Tuất > Hỏa
  • Thìn-Dậu > Kim
  • Tỵ-Thân > Thủy
  • Ngọ-Mùi
Các sự hợp và hóa tìm thấy trong tứ trụ gọi là Nội hợp. Nếu xảy ra giữa tứ trụ và đại vận, hoặc lưu niên thì xem là Ngoại hợp. Vì xảy ra ở vận hạn nên ngoại hợp không nhất thiết có tác động lên chính bản thân mà phải xem 10 thần đại diện. Đôi khi cha mẹ, vợ chồng, con cái là những đối tượng của sự tác hợp đó.

Thiên can hợp hóa dụng sức mạnh của ngũ hành:
  • Giáp-Kỷ hóa Thổ
  • Ất-Canh hóa Kim
  • Bính-Tân hóa Thủy
  • Đinh-Nhâm hóa Mộc
  • Mậu-Quý hóa Hỏa