1/11/08

thập nhị địa chi (12 chi)

Thông thường người ta nhớ Chi là 12 con vật khi nói đến Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Nhưng khi luận bàn đến tứ trụ hãy bỏ qua hình ảnh quen thuộc của chuột, trâu, hổ... mà chỉ nghĩ rằng Tý là một khoảng thời gian chứa khí (Qi) trong mùa. Địa chi chứa Khí nhiều hơn Can, vì chúng đại diện cho một khu vực trong quỹ đạo của trái đất xoay quanh mặt trời. Trong khi Can được gọi là Thiên khí; khí lưu tràn khắp nơi (prevailing Qi), không đâu là không có, địa chi được tụ họp lại thành một chu kỳ của thời tiết gọi là "mùa".

Tuy nhiên, từ ngữ MÙA trong "mùa sinh" của tứ trụ không ám chỉ tuyệt đối đến thời tiết cho dù được chuyển hóa từ hiện tượng tự nhiên đang xảy ra. Tứ trụ là một sự quan trắc có tính cách hiền triết (sages' observation of the seasons) và biểu lộ sức mạnh hay suy nhược của một sinh vật đang vận hành theo xung lượng chung quanh. Vì thế Tứ Trụ có thể áp dụng căn bản vào tất cả mọi người trên trái đất dù ở vùng ôn đới hoặc nhiệt đới.

Các địa chi được phân ra theo mùa như sau và được xem là sự hội tụ mạnh nhất trong luận đoán.
  1. Mùa Xuân: Dần, Mão, Thìn
  2. Mùa Hạ: Tỵ, Ngọ, Mùi
  3. Mùa Thu: Thân, Dậu, Tuất
  4. Mùa Đông: Hợi, Tý, Sửu

Không có nhận xét nào: